Người sống nội tâm – Họ im lặng hay nhút nhát?
Không phải họ không muốn nói chuyện mà đôi khi họ chẳng biết nói gì. Thế giới của những người nội tâm phức tạp lắm. Đừng để vẻ ngoài giản đơn, bình lặng của họ đánh lừa.
Suy nghĩ rất nhiều nhưng lại hiếm khi chia sẻ
Người hướng nội ít nói, vì họ dành phần lớn thời gian để suy nghĩ. Tất cả những suy nghĩ giống như một dòng suối, liền mạch và liên tục.
Không thích ở những nơi quá đông người
Không phải do họ sợ giao tiếp. Họ chỉ cảm thấy thiếu an toàn khi ở trong môi trường quá đông người. Thay vì ở những buổi họp mặt lớn. Họ thích trò chuyện, làm việc với những nhóm nhỏ từ 2 đến 3 người. Người hướng nội giỏi làm việc cá nhân, nhưng khi cần làm việc, họ vẫn có thể hợp tác với những người xung quanh.
Nhạy cảm với tiếng ồn
Người hướng nội sợ những âm thanh quá lớn như tiếng nhạc trong quán bar. Tiếng nói chuyện quá lớn nơi công sở. Những người hướng nội thích thu mình lại ở những nơi yên tĩnh để họ có thể tự do chìm đắm trong thế giới riêng của mình.
Thích dành thời gian để đọc sách hay nghe nhạc
Nếu cho những người hướng hội chọn lựa giữa việc ra ngoài tụ tập hoặc ở nhà. Nằm dài trên giường nghe một vài bản nhạc, họ sẽ chọn phương án thứ hai. Nhất là những ngày trời mưa, họ thích tận hưởng không khí se lạnh cùng với một vài bản nhạc trữ tình bên khung cửa sổ phòng ngủ.
Thích nhắn tin hơn là nghe điện thoại
Khi họ từ chối cuộc gọi, đôi khi không phải do họ bận. Họ chỉ không muốn nghe điện thoại mà thôi. Người hướng nội thích trao đổi qua dòng ti nhắn, những cuộc điện thoại khiến họ cảm thấy căng thẳng, hoặc đôi khi là “không biết phải nói gì”.
Cảm thấy lạc lõng trong môi trường tập thể
Nhiều lúc, người hướng nội không thể bước vào câu chuyện của những người xung quanh dù rất muốn. Đa phần, những khi đầu óc thư giãn. Họ lại nhanh chóng chìm trong luồng suy nghĩ và thế giới riêng của mình, mặc cho thế giới bên ngoài có biến động thế nào.
Thích ngồi cạnh cửa sổ
Dù là cửa sổ phòng hay tại các quán cà phê, quán ăn, trên tàu xe, máy bay… tất cả đều là chỗ ngồi yêu thích của họ. Khi ngồi cạnh cửa sổ, họ sẽ dễ dàng thả hồn theo dòng người đang đi dưới đường hoặc bay theo những đám mây trên trời. Nói một cách chính xác, cửa sổ giúp mở ra mạch suy nghĩ cho những người hướng nội.
Hướng nội hay nhút nhát?
Hướng nội là tính cách còn giao tiếp lại là một kỹ năng. Do không thường xuyên giao tiếp và có xu hướng thích ở một mình, những người xung quanh thường đánh giá người hướng nội nhút nhát. Nhưng khi cần bộc lộ bản thân, họ trở nên tự tin hơn bao giờ hết. Nói cách khác, người hướng nội không hẳn là người kém giao tiếp. Họ chỉ không thường xuyên giao tiếp mà thôi.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng, những buổi thuyết trình, phát biểu trước đám đông là nỗi ám ảnh, không chỉ đối với người hướng nội. Mà cả những người hướng ngoại cũng cảm thấy căng thẳng. Tuy nhiên, khi những người hướng nội có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài phát biểu của mình. Họ sẽ trở thành những người thuyết trình, hay thậm chí là những người truyền cảm hứng hàng đầu.
Nếu có ai phán xét người hướng nội khó thành công thì Steve Jobs là minh chứng cho điều ngược lại. Steve Jobs là người hướng nội nhưng lại là một CEO. Là một người truyền cảm hứng hàng đầu thế giới. Không chỉ được biết đến với sự thành công của hãng Apple. Những bài phát biểu, chia sẻ của ông luôn tác động đến không ít người. Những bài phát biểu của Steve vượt qua khỏi ranh giới của một bài quảng cáo sản phẩm. Nó là một câu chuyện đầy tính nhân văn.
Một mình nhưng không cô đơn
Người hướng ngoại thích những buổi họp mặt, hoạt động ngoài trời. Trong khi người hướng nội lại hạnh phúc khi được ở một mình. Họ có thể làm mọi thứ một mình, từ đi uống cà phê, đi ăn, xem phim, mua sắm, thậm chí là đi khám bệnh….. những việc mà người hướng ngoại sẽ chẳng mấy khi làm một mình. Người hướng ngoại sẽ thắc mắc rằng “họ không buồn khi cứ một mình như vậy à?”. Nhưng, với người hướng nội, được ở một mình là lúc họ thoải mái và bình yên nhất.
Tính cách này được thể hiện trong nhiều mặt cuộc sống của họ. Trong công việc, người hướng nội giỏi nhất là làm việc độc lập. Khi được đưa vào môi trường đội nhóm. Một phần bản năng sáng tạo, tư duy của người hướng nội dễ dàng mất đi vì phải trung hòa ý kiến của nhiều người. Nhưng họ vẫn có thể thích nghi với tập thể. Dù rằng không ít lần họ trở thành tâm điểm phán xét một cách bất đắc dĩ vì thói quen “lủi” vào một góc.
Típ người hướng nội cũng ngại nhờ vả. Như khi bước vào một quán cà phê, họ sẽ tự mình lấy khăn giấy hay nước lọc thay vì nhờ nhân viên. Khi mua sắm, họ cũng cảm thấy thiếu thoải mái khi nhân viên cứ liên tục đi theo và tư vấn trình bày các mặt hàng. Trên căn bản, họ luôn hiểu rõ bản thân mình cần gì hơn bất kỳ ai. Do đó, sự giúp đỡ của những người xung quanh đôi khi khiến họ cảm thấy phiền.
Khi người hướng nội sống cuộc đời của người hướng ngoại
Ở trong cuộc sống dành cho những người hướng ngoại đôi khi là khó khăn. Nhưng cũng là cơ hội cho người hướng nội. Cuộc sống tất bật của vòng xoay cơm, áo, gạo, tiền luôn kéo những người hướng nội ra khỏi khu vực an toàn của chính họ. Họ phải sống, phải tiếp xúc với đồng nghiệp bạn bè, họ phải giao tiếp vì tính chất công việc… Những việc gì thuộc về kỹ năng, những người hướng nội vẫn có thể cải thiện và làm việc như người hướng ngoại.
Bản thân người hướng nội mạnh mảng tư duy, suy nghĩ. Đó đó những công việc như viết lách, nghệ thuật, sáng tác… là thế mạnh, hoặc có thể xem là bản năng. Tác giả của series tiểu thuyết đình đám Harry Porter, J.W.Rowking là một ví dụ cụ thể. Bà nói rằng, nguồn năng lượng của bà “tỏa ra mạnh mẽ nhất khi ở một mình”.
Tuy nhiên, vẫn có những người hướng nội lại sử dụng khả năng hoạt ngôn. Sự tự tin vốn có để làm những công việc như nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, phóng viên… Tuy vậy, khi theo đuổi những công việc đòi hỏi phải nói liên tục như thế. Người hướng nội sẽ cảm thấy rất mệt mỏi vì “đi ngược” lại bản tính trầm lặng vốn có. Ít nhất sẽ một vài người hướng nội cảm nhận rằng. Thà đứng phát biểu trước 100 người còn hơn là ngồi nói với 1 người. Giống như việc bạn là cá mà người khác cứ bắt bạn trèo cây vậy.
Cảm nhận đầu tiên của những người xung quanh về người hướng nội đó là lạnh lùng và khó gần. Vì họ sẽ không phải là người bắt chuyện trước trong lần gặp đầu tiên. Hoặc sẽ là người im lặng suốt mấy tiếng đồng hồ. Nhưng nếu người hướng nội cảm nhận được sự an toàn, tin cậy, gần gũi từ những người xung quanh, họ sẽ không ngại mở lòng mình. Người hướng nội là mẫu người đáng tin cậy là luôn thấu hiểu. Do đó, họ cũng rất hy vọng được những người xung quanh thấu hiểu và thông cảm cho tính cách “kì lạ” của họ.
Công việc của người hướng nội
Nhìn chung, người hướng nội sẽ thích hợp với những công việc nghiêng về sáng tạo và nghệ thuật như: thiết kế, đồ họa, lập trình, viết lách, stylist, biên phiên dịch, kỹ thuật máy móc, chế tạo, nhạc sĩ, bác sĩ, họa sĩ, vũ công, đầu bếp, phát triển website, phần mềm… Những công việc này sẽ giúp bạn phát huy khả năng của bản thân đồng thời giúp bạn có những bước tiến trong sự nghiệp. Lựa chọn những công việc phù hợp với tính cách và sở thích khiến bạn có năng lượng và động lực hơn.
Những người hướng nội nổi tiếng có thể kể đến là: Nhà quân sự Napoléon Bonaparte. Nhà khoa học Albert Einstein, danh hài Charlie Chaplin, tiểu thuyết gia Lev Nikolayevich Tostoy, nhà triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Steve Jobs, Einstein, Bill Gates, Buffett…
Quy luật ngầm chỉ có ở người hướng nội
Những người hướng nội thường có các quy luật ngầm khá kỳ quặc. Chẳng hạn “Không phải là những người hướng nội không chuyện trò với bạn. Mà là bạn không chuyện trò với họ đấy thôi”. Thật ra, những người hướng nội trông có vẻ ít nói nhưng nếu bạn biết cách “gãi trúng chỗ ngứa”. Thì có lẽ bạn sẽ rất bất ngờ về khả năng nói của họ đấy.
Những điều chỉ có ở người hướng nội
Nhiều người vẫn giữ quan điểm cổ hủ và thích phán xét những người hướng nội đồng thời đề cao người có xu hướng hướng ngoại. Nhưng thật ra, ở người hướng nội có nhiều đặc điểm và tính cách thú vị khiến người hướng ngoại phải học hỏi như: lắng nghe nhiều hơn thay vì nói. Dành thời gian yên tĩnh để nạp năng lượng cũng như kiến thức cho bản thân, suy nghĩ kĩ càng trước khi nói. Tĩnh lặng suy ngẫm và tận hưởng cuộc sống hay âm thần cống hiến mà không cần báo đáp… Người hướng nội cũng có những mối quan hệ sâu sắc và bền chặt thay vì những mối quan hệ xã giao, ồn ào…