Chi phí đám cưới – Thủ tục cưới hỏi cho nhà trai – nhà gái
Chi phí đám cưới là một khoảng chi phí tương đối lớn mà bất kỳ cô dâu. Chú rể nào cũng cảm thấy lo lắng nếu như điều kiện kinh tế không quá tốt . Có rất nhiều thứ phải lo cho ngày quan trọng của mình. Và nó có thể vượt ra ngoài dự trù ban đầu của mình.
Vì vậy, việc tính toán chi tiết các khoảng chi phí tổ chức đám cưới đúng. Sẽ giúp làm chủ được tình hình từ đó sẽ không có những rắc rối đáng tiếc. Vì vậy, với những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho các cặp đôi chuẩn bị cho ngày cưới của mình.
Đám cưới là gì ?
Đám cưới là một phong tục văn hóa để thông báo rộng rãi cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến chia vui và ăn mừng trong ngày trọng đại của mỗi người. Ngoài ra nó còn được xem là một nghi lễ giữa hai nhà từ đó chính thức hai người trở thành vợ chồng của nhau.
Tùy vào mỗi vùng miền. Tôn giáo mà có những nghi thức, lễ vật và các tiến hành lễ cưới khác nhau. Về cơ bản một đám cưới thường sẽ có những nghi lễ sau:
- Chạm ngõ
- Rước dâu
- Tiệc cưới
- Lại mặt
Đám cưới của người Việt thường được lựa chọn ngày đẹp. Tốt với mong muốn buổi lễ diễn ra suông sẻ và chúc cho con trẻ sống hạnh phúc bên nhau.
Quy mô đám cưới, số lượng khách mời cũng các món ăn. Lễ vật dựa vào điều kiện kinh tế từ đó nó cũng khác nhau ở mỗi người.
Những dù tổ chức như thế nào đi nữa nó cũng phải xuất phát từ tình yêu của hai người. Thì hôn nhân đó mới được xem là trọn vẹn.
Những thủ tục bắt buộc trong các đám cưới
Những thủ tục tổ chức tiệc cưới không bao giờ giống nhau ở mỗi vùng miền. Tôn giáo sau cho phù hợp nhất, lịch sự và trang trọng nhất. Tuy nhiên tất cả dựa vào phong tục. Văn hóa của người Việt Nam và có thể thay đổi tùy vào điều kiện. Và sở thích của mỗi người nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ nhất định.
Tại Việt Nam, với mỗi vùng miền sẽ có những thủ tục. Quy định khác nhau và mình sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin đó các bạn có những cái nhìn tổng quan nhất.
Thủ tục đám cưới miền Bắc
Đây là một lễ hầu như vùng miền nào cũng có chứ không chỉ riêng ở miền Bắc. Và nó được xem như là một lễ để chính thức hoa hôn nhân của hai gia đình.
Nội dung chính của nó là phía nhà trai sẽ qua nhà gái chính thức đặt mối quan hệ giữa 2 con trẻ. Cũng như bàn bạc kỹ về hôn nhân trong tương lai.
Thông thường lễ này không quá cầu kỳ hay phức tạp. Mà chỉ đơn giản là một buổi gặp gỡ thân thiết giữa hai gia đình để hai gia đình hiểu hơn về phong tục, văn hóa cũng như tục tệ của nhau.
Lễ vật khi nhà trai mang đến dạm ngõ cũng chỉ cần những mâm quả truyền thống như trầu cau, chè, thuốc lá, bánh kẹo. Số lượng thành viên từ gia đình nhà trai qua cũng không quá đông có thể từ 4-5 người.
Lễ vật mang qua sẽ được nhà gái tiếp nhận và dâng lên bàn thờ tổ tiên dưới sự chứng kiện của hai gia đình.
Sau phần nghi lễ là phần bàn bạc giữa hai gia đình về ngày giờ tổ chức tiệc cưới. Sính lễ thế nào và những thủ tục cưới liên quan.
2/ Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi (đính hôn) là một nghi lễ bắt buộc tại miền Bắc để thông báo về việc cưới xinh của hai con. Đây được xem là giai đoạn tiền đề cho lễ cưới sẽ diễn ra trong tương lai và cô gái nhần như đã là vợ của chàng trai.
Về cơ bản sau khi lễ ăn hỏi diễn ra thì có thể xem như cô dâu chú rễ là vợ chồng của nhau và xưng phụ huynh hai bên là cha mẹ.
Lễ ăn hỏi nhà trai mang sính lễ qua và tổ chức nghi lễ theo các quy định cần thiết và tuyên bố coi đôi trẻ như là con dâu con rể của hai họ.
Về phần sính lễ sẽ bao gồm:
- Về các mâm quả cưới miền Bắc thường sẽ có 5, 7, 9 hoặc 11 mâm quả tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình nhưng bắt buộc phải là số lẻ. Số lượng người bê tráp sẽ theo đúng số tráp và phải là những người chưa kết hôn. Khi trao mâm quả các cặp trao và nhận sẽ gửi nhau những bao lì xì đỏ có bỏ sẵn tiền.
- Trong các mâm quả thường phải có những sính lễ sau: cau, trầu, chè, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh ngọt…..nếu có điều kiện có thêm heo quay.
- Ngoài ra còn có thêm phong bì tiền gọi là tiền nạp tài để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của ba mẹ vợ.
- Nhà gái nhận lễ vật sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên sau đó các tráp sẽ được trả lại nhà trai trong đó vẫn giữ lại một ít lễ vật.
- Sau đó cô dâu chú rể đi chào mời rượu ra cho các vị khách.
3/ Lễ cưới
Ngày cưới là nghi lễ cuối cùng trong toàn bộ các thủ tục cưới là lễ chính thức tuyên bố hai người là vợ chồng của nhau.
Tùy mỗi nơi sẽ có những nghi lễ khác nhau nhưng cơ bản sẽ là:
- Lễ rước dâu: Thủ tục rước dâu ở miền Bắc có câu “đi hơn về kém”. Từ là khi bắt đầu đi thì đi giờ hơn và khi rước về phải là giờ kém. Đoàn rước dâu đi thành 1 hàng có đại diện nhà trai. Cùng mâm quả cưới có những lễ vật cần thiết. Người đại diện nhà trai vào trước xin phép và dân lễ vật đồng thời xin phép cho chú rể rước cô dâu ra ngoài. Cả 2 bên gia đình thắp hương cho bàn thờ tổ tiên sau đó là nhận lời chúc mừng từ cha mẹ, họ hàng 2 bên. Cuối cùng cả đoàn rời nhà gái để đưa dâu về nhà chồng.
- Rước dâu vào nhà: Theo phong tục thường là cha đưa mẹ đón tức là cha đưa con gái đến nhà trai. Và mẹ chính là người rước con gái vào nhà. Khi đón rước dâu đến thì mẹ chính là người ra rước con dâu vào nhà để làm thủ tục tại bàn thờ tổ tiên.
- Tiệc cưới: Cô dâu, chú rể, họ hàng hai bên cùng bạn bè, hàng xóm sẽ dự tiệc cưới có thể làm trước hoặc sau khi lễ cưới hoàn thành.
- Lễ lại mặt: Sau khi đám cưới 1 ngày. Thì 2 vợ chồng sẽ mang lễ vật về nhà vợ để tạ ơn cha mẹ, tổ tiên. Thường các cô dâu theo nhà chồng sẽ xa cha mẹ ruột. Nên đây là một cái lễ để con dâu được gặp mặt cha mẹ ruột để bớt đi sự nhớ nhung.
Thủ tục đám cưới miền Trung
Tại miền Trung phong tục tổ chức đám cưới là sự dung hòa giữa lễ nghĩa và sự chặc chẽ truyền thống của miền Bắc và sự phóng túng của miền Nam. Tuy nhiên còn đó những nét riêng và đặc trưng của miền Trung không lẫn vào đâu được so với các vùng miền khác.
Lễ cưới miền Trung không quá cầu kỳ về phần lễ vật, tiền bạc. Nhưng những lễ nghi truyền thống không thể bỏ qua.
Trình tự diễn ra lễ cưới hỏi ở miền Trung:
- Lễ dạm ngõ: Đây là bước đầu tiên trước khi quyết định thời gian và những vấn đề liên quan đến đám cưới khi cha mẹ nhà trai sẽ mang rượu và trâu cau qua nhà gái đặt vấn đề cưới xin.
- Đính hôn: Nhà trai sẽ mang lễ vật đầy đủ với các mâm quả cưới truyền thống như trầu cau, rượu trà, bánh kem, phong bì, nem chả, măm ngủ quả…. Lễ vật thường có như vòng tay, nhẫn, hoa tai sẽ được mẹ chồng đeo cho con dâu. Còn phong bì cưới sẽ được nhà trai gửi cho cha mẹ cô dâu. Sau khi lễ có thể là một buổi tiệc nhỏ có bà con, họ hàng hai bên chung vui. Khi về, mâm quả không được đậy lại với ý nghĩa là nhà gái đã tiếp nhận lễ vật rồi.
- Lễ cưới: Nhà trai sẽ cử một người trong họ hàng đại diện mang khai rượu vào nhà cô dâu trình giờ làm lễ. Sính lễ vẫn là bộ mâm quả cưới như lễ hỏi. Trong mâm quả sẽ có cặp nến khi đó cô dâu chú rể đặt lên chân nến trên bàn thờ tổ tiên. Về số lượng người rước dâu theo quan niệm của người miền Trung tương ứng với sinh lão bệnh tử (1,2,3,4,5,6…) Đoàn đưa dâu của nhà gái cũng tương ứng như vậy. Nếu như với định kiến cũ mẹ không đưa dâu. Nhưng hiện tại có thể nhưng thường đi một xe khác với đoàn xe nhà mình. Sau khi phần lễ tại nhà trai kết thúc, nhà gái trở về phần mâm quả sẽ được mang về trong đó còn để lại một ít lễ vật để cầu may mắn.
Thủ tục đám cưới miền Nam
Khác hẳn với miền Bắc, Trung với miền Nam thường không quá câu nệ về phần lễ nghi nhưng nó cũng có những phần nghi thức bắt buộc phải có. Vì vậy, thường các lễ cưới tại miền Nam khá được giản đơn cả về lễ nghi lẫn sính lễ.
Vẫn đầy đủ các lễ nghi như dạm hỏi, đính hôn. Lễ cưới tuy nhiên với những gia đình cách xa nhau có thể bỏ qua phần dạm hỏi mà làm chung với lễ đính hôn luôn.
Thứ tự các bước lễ cưới miền Nam:
- Phong tục cưới miền Nam thường được tổ chức tại tư gia trong không gian nghiêm trang, sạch sẽ. Các lễ nghi được thực hiện tại bàn giữ nhà dưới bàn thờ tổ tiên. Khi nhà trai đến sẽ có người đại diện đi đầu, chú rể bưng khai trầu có cặp đèn. Chú rể phụ bưng khai rượu trà đi cùng với ba mẹ và đội bưng mâm quả theo số lượng chẵn.
- Lễ vật mang đến có thể là trái cây, bánh kẹo, trầu cau, cặp nến….
- Người đại diện xin phép nhà gái trình lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Khi được nhà gái đồng ý thì đoàn rước dâu của nhà trai lần lượt đi vào để thực hiện cá
- c nghi lễ.
- Họ nhà trai mới rượu trà nhà gái và bàn bạc về phần lễ vật. Cũng như tiến hành nghi thức tặng nữ trang cho nhà gái.
- Nghi lễ lên đèn được thực hiện một cách trang trọng nhất như một lời tuyên bố chính thức . Một sự gắn kết bền chắc giữa hai nhà.
- Sau khi hoàn thành các lễ nghi thì nhà trai rước dầu về nhà để thực hiện nghi lễ.
- Cuối cùng là tiệc cưới mời bạn bè, họ hàng, hàng xóm chung vui chúc mừng hai họ.
- Thường nếu như các gia đình vùng quê thì đãi tại gia còn một số nhà ở thành phố. Thị xã sẽ tổ chức tại các nhà hàng tiệc cưới.
Chi phí tổ chức đám cưới bao nhiêu là đủ ?
Chi phí cho toàn bộ đám cưới nó khác nhau ở từng gia đình. Điều điện kinh tế cũng như thủ tục tại vùng miền. Nhưng trên hết tiêu chí tiết kiệm vẫn được khuyến khích thay vì tổ chức quá sang trọng dẫn đến lãng phí.
Dưới đây là chi phí cơ bản để các bạn tham khảo để mình có kế hoạch tài chính cụ thể nhất.
Chi phí trước đám cưới
- Chụp hình album cưới: Bao gồm album cưới kỷ niệm. Ảnh cổng chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đơn vị các bạn thuê chụp ảnh, địa điểm chụp….Thường chi phí dao động từ 5 – 8 triệu.
- Chụp album trọn gói ngày cưới: Đây là phần chi phí trọn gói bao gồm trang điểm cô dâu, thuê váy cưới, áo dài cưới, vest cưới chú rể….Thường khoảng ngày dao động từ 8 – 15tr.
Chi phí đám cưới nhà trai
Thông thường nhà trai sẽ có khá nhiều phần chi phí để lo cho ngày cưới của mình. Bao gồm tổ chức tiệc cưới, sính lễ…. và nhiều thứ khác.
- Chi phí sính lễ cưới bao gồm: nhẫn cưới, bông tay, dây chuyền….dao động khoảng 30 – 50 triệu.
- Mâm quả cưới: từ 3 – 5 triệu
- Tiền nộp tài: từ 5 – 20 triệu tùy vào điều kiện tài chính
- Tiền thiệp cưới: Trung bình 2000 – 5000/1 thiệp tùy vào số lượng khách mời. Thường khoảng 30 mâm tức 300 khách thì khoảng 600.000 – 1tr500.
- Thuê xe: Bao gồm xe hoa, xe đưa rước dâu cho họ hàng. Nhà gái khoảng từ 3 – 7tr tùy vào số lượng và loại xe.
- Phần trang phục cho cha mẹ: Bao gồm áo dài, vest khoảng 2 – 4 triệu.
- Tiền tiệc cưới: Tùy vào việc đãi tại nhà hay tại nhà hàng. Nếu tại nhà thông thường khoảng 1tr500 – 2tr/1 bàn. Nhà hàng thì khoảng 2tr500 – 5tr.
- Các chi phí phát sinh khác như trang trí cưới, bánh trái, trang điểm: 10tr
Chi phí đám cưới nhà gái
- Tiền in thiệp: tương tự nhà trai khoảng 20000 – 5000/1 thiệp.
- Trang phục cho cha mẹ: Khoảng 2 – 4 triệu bao gồm áo dài, vest
- Trang điểm cô dâu và người nhà: Khoảng 1tr – 4tr tùy vào thợ trang điểm.
- Thuê đội bưng quả nếu có: Khoảng 1tr
- Tiền đãi tiệc: tại nhà có thể là 1tr500 – 2tr còn tại nhà hàng tiệc cưới là 2tr500 – 5tr.
- Các chi phí phát sinh khác: 10tr
Trên đó chỉ là bảng chi phí dự trụ chủ yếu để tham khảo với mỗi gia đình sẽ khác nhau.
Cách tiết kiệm chi phí cho đám cưới
Nếu như điều kiện kinh tế cho phép chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức một đám cưới hoành tráng. Vì dù gì đó là ngày trọng đại duy nhất của mỗi người.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do chúng ta cũng nên thực hiện tiết kiệm khi làm đám cưới. Vì nếu chi quá lớn thì sau đám cưới chúng ta sẽ rơi vào khó khăn kinh tế.
Vì vậy, đây là các cách để các bạn tiết kiệm được chi phí cho đám cưới của mình. Nhưng vẫn giữ được sự trang trọng và ấm cúng nhất.
- Chỉ nên mời những người bạn thân thiết để giảm thiểu phần tiệc tổ chức tiệc cưới. Nhiều người vẫn có quan niệm mời thật đông nếu không sẽ bị nói ra nói vào. Nhưng điều này chỉ làm chi phí đội lên nhiều hơn mà thôi.
- Phần thiệp cưới cũng chỉ nên làm đơn giản nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng. Những người khách khi mời.
- Nếu có thể nên tổ chức tiệc cưới vào khoảng thời gian bình thường tránh rơi vào các mùa cưới. Vì khi đó phí dịch vụ tăng cao.
- Lựa chọn thực đơn món ăn đơn giản, ngon miệng.
- Tự trang trí không gian cưới cho bản thân.
Và nhiều cách để tiết kiệm chi phí cưới nữa do điều kiện kinh tế của mỗi người.
Hy vọng với những thông tin về thủ tục cưới. Chi phí đám cưới này sẽ giúp các cô dâu, chú rể có được một ngày vui trọn vẹn nhất.