3 giai đoạn tâm lý trước khi cưới cặp đôi nào cũng phải trải qua
“Từ giã” cuộc sống độc thân vô tư bước vào cuộc sống hôn nhân phức tạp. Các bạn trẻ thường sẽ trải qua 3 giai đoạn tâm lý khác nhau gồm: Lạc quan, bi quan và thực tế.
Người ta thường nói: “Hôn nhân như cái nhà vệ sinh. Người ở ngoài nhấp nhổm muốn vào còn kẻ bên trong lại muốn mau chóng đi ra”. Trong đó, những “người ở ngoài” thường là các cặp đôi đang yêu và chìm trong trạng thái lạc quan về hôn nhân.
Những “kẻ bên trong” lại là những người mới bắt đầu cuộc sống vợ chồng. Tràn đầy bi quan khi gặp phải những bất đồng, mâu thuẫn. Còn đối với những cặp đôi đã chung sống lâu năm. Hôn nhân không còn là một chiếc toilet mà là một ngôi nhà lớn. Nơi cả hai cùng xây dựng để tận hưởng những niềm vui chung và cải thiện những điều chưa vừa ý.
Lạc quan lúc mới yêu
Giai đoạn mới yêu, đa số người trẻ đều có xu hướng lạc quan khi nhìn vào hôn nhân. Khi đó, những ưu điểm của mỗi bên đều được bộc lộ. Trong khi các nhược điểm có xu hướng bị bỏ qua hoặc che dấu. Cùng với các tác động của phim ảnh, ca nhạc. Tất cả đã vẽ nên trong lòng mỗi người những ảo ảnh về một cuộc sống hôn nhân màu hồng, đầy lãng mạn và hạnh phúc ngập tràn.
Lúc này, cả hai thường cố gắng chiều chuộng và nhường nhịn nhau. Không ít bạn trẻ chấp nhận phần lớn thiệt thòi về mình. Để làm vui lòng đối phương, tránh tối đa những xung đột và tranh cãi. Điều này xảy ra khá phổ biến ở nam giới.
Các chàng trai khi ấy sẽ khiến phụ nữ ngây ngất với những món quà bất ngờ. Những bó hoa lung linh và những câu nói có cánh. Điều này ảnh hưởng lớn đến cái nhìn về hôn nhân của nữ giới khi họ tin rằng bản thân sẽ luôn được đối xử như vậy sau khi cưới.
Đứng trước những mâu thuẫn có thể xảy ra trong tương lai. Rất nhiều người trẻ khi yêu thường tự tin cho rằng mọi thứ đều có thể giải quyết nhờ vào tình yêu. Tuy nhiên đó chỉ là những sự “lạc quan tếu” trước khi đám cưới diễn.
Bi quan ngay sau vài tháng sống chung
Những gì tốt đẹp nhất từ ngoại hình, tính cách, thói quen, cách quan tâm chăm sóc nhau,… thuở mới yêu phai nhạt hoặc thậm chí biến mất. Thay vào đó người trong cuộc sẽ bộc lộ dần bản thân mình một cách trần trụi nhất. Đặc biệt là nam giới sau khi kết hôn. Các “chàng” sẽ bừa bãi hơn, ít cử chỉ thân mật hơn, nói năng suồng sã hơn, lười biếng hơn… Các “nàng” vì thế cũng bực bội hơn, dễ nổi nóng hơn…
Những mâu thuẫn, cãi vã vốn xưa nay chưa hề có bắt đầu diễn ra với tần suất ngày một dày. Dần dần, cả hai nhận ra hôn nhân không có màu hồng như họ đã nghĩ. Thay vào đó, tâm lý bi quan về cuộc sống vợ chồng bắt đầu xâm chiếm đầu óc của cả 2. Những suy nghĩ tiêu cực như “hết yêu”, “ly hôn” hay “tìm đối tượng khác” cũng sẽ xuất hiện. Nếu cả 2 không tỉnh táo nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Hôn nhân sẽ thực sự như một chiếc “toilet” cả hai đều muốn thoát ra.
Thực tế là chìa khóa tốt nhất
Tin vui cho các cặp đôi là dù ít dù nhiều, các giai đoạn trên đều sẽ xuất hiện ở mọi gia đình trẻ. Và bi quan không phải là điểm đến cuối cùng của hành trình tâm lý trong hôn nhân. Giai đoạn tiếp theo là “thực tế”, cái nhìn xác thực về hôn nhân là chìa khóa duy nhất giúp các cặp đôi gắn bó với nhau trọn đời xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Hãy hiểu rằng “nhân vô thập toàn”, mỗi người sinh ra đều có những khuyết điểm riêng biệt. Hôn nhân cũng vậy, hãy quên đi ý tưởng về một “cặp đôi hoàn hảo” trên phim ảnh. Mỗi đôi uyên ương đều có những bất đồng, điều quan trọng là cách chúng ta đối mặt và xử lý thế nào. Thấu hiểu, nhường nhịn, sẻ chia và chấp nhận nhau sẽ giúp cả hai vượt qua được những mâu thuẫn hằng ngày.
Hôn nhân không chỉ có những món quà bất ngờ hay những buổi tối lãng mạn. Mà còn là những ngày tháng mệt mỏi vì sự nghiệp, bận rộn vì chăm sóc con cái hay thỏa mãn những thú vui riêng. Thế nên đừng luôn kỳ vọng tình cảm của cả hai luôn nồng nhiệt như lúc mới yêu. “Lạt mềm buộc chặt”, hãy dành cho nhau một sự tự do nhất định để cả hai. Không cảm thấy quá ngột ngạt và nhàm chán với đời sống vợ chồng.